Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn giới hạn bình thường đối với cơ thể con người. Sốt có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng,… Sốt bao nhiêu độ là cao và khi nào thì nên nhập viện do cơn sốt cao? Bài viết này Ovaq1 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sốt 40 độ, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý, ảnh sốt 40 độ.
Thân nhiệt bao nhiêu thì được gọi là sốt?
Thông thường, thân nhiệt ở từng vùng của cơ thể con người sẽ khác nhau. Nếu đo ở miệng cao hơn 37,5 độ C sẽ được coi là sốt (Khi đo hậu môn sẽ là 38 độ C). Như vậy sốt cao từ 38 độ C có thể xem là sốt, nhưng đây không phải là mức nhiệt độ gây nguy hiểm. Ngoài ra, một số trường hợp khác không phải sốt nhưng cũng sẽ làm thân nhiệt tăng cao như:
- Người lớn hoạt động ở cường độ cao, liên tục, trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Trẻ em năng động, vui chơi, đùa nghịch quá nhiều.
- Do tác dụng phụ của tiêm chủng hoặc thuốc kháng sinh mạnh.
Một số dấu hiệu nhận biết cơn sốt:
- Cảm thấy rét, da sởn lạnh mặc dù thời tiết đang nắng nóng, oi bức.
- Có dấu hiệu mất nước và luôn phải uống thêm nhiều nước.
- Mệt mỏi hoặc đau nhức cơ.
- Làn da có thể ửng đỏ, nóng ran
- Đôi lúc xuất hiện những cơn co giật bất ngờ, nhất là sốt ở trẻ em.
Sốt cao là bao nhiêu độ?
Tùy vào độ tuổi, triệu chứng và vấn đề bệnh nền để xác định mức độ sốt của bệnh nhân có nguy hiểm hay không và khi nào cần đến bệnh viện.
Trẻ em sốt bao nhiêu độ là cao?
Cơn sốt ở trẻ em thường mang tính chất nghiêm trọng hơn vì cơ thể non nớt của trẻ có thể dễ dàng bị tổn thương do ảnh hưởng của sốt. Phụ huynh cần cho trẻ đi khám ngay khi nhận thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và có một trong những triệu chứng hoặc yếu tố liên quan dưới đây:
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
- Trẻ khó thở, thở nhanh, buồn nôn, đau nhức toàn thân
- Xuất hiện những cơn co giật, sảng, li bì
- Phát ban trên da
- Tiêu chảy, phân có lẫn máu
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi
- Trẻ sốt rất cao trên 40 độ C
Người lớn sốt bao nhiêu độ là cao?
Cơ thể người trưởng thành thường có sức đề kháng cao hơn, đồng thời hệ miễn dịch cũng tốt hơn trẻ em rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao cũng có thể là vấn đề nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời chữa trị. Sau đây là một số trường hợp người lớn sốt cao cần đến sự hỗ trợ từ các y bác sĩ:
- Sốt cao trên 38.5 độ C, đã sử dụng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp nhưng không thuyên giảm .
- Sốt cao kéo dài đến 48 giờ nhưng không có dấu hiệu hồi phục
- Sốt rất cao từ 41 độ C
- Nghi ngờ có vấn đề liên quan đến một số bệnh nền về tim, phổi
- Đau rát họng không rõ nguyên do hoặc ho nhiều
- Có dấu hiệu phát ban da và các vết bầm tím trên cơ thể.
Cách xử lý khi bị sốt cao
Khi bị sốt cao, bạn cần làm theo các bước sau để giảm nhiệt độ cơ thể và cải thiện tình trạng:
- Uống nhiều nước để bù đắp lượng nước mất đi do sốt và mồ hôi. Nước giúp làm mát cơ thể và loại bỏ các chất độc ra ngoài.
- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Thuốc hạ sốt phổ biến như paracetamol, ibuprofen, aspirin,… có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể và giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn cần chú ý liều lượng và tần suất sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Áp dụng các phương pháp vật lý để làm mát cơ thể như: lau mặt, cổ, nách, bụng, chân tay với khăn ẩm mát; mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi; điều chỉnh nhiệt độ phòng thoải mái; tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt khác.
- Nếu sốt cao kèm theo các triệu chứng nguy hiểm đã kể ở trên, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể cho bạn xét nghiệm máu, nước tiểu, phân hoặc các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây sốt và kê đơn thuốc hoặc tiêm thuốc chống nhiễm trùng.
Hình ảnh sốt 40 độ
Kết luận
Sốt 40 độ là tình trạng thân nhiệt tăng cao rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bạn cần biết cách xử lý khi bị sốt cao và khi nào cần đi khám bác sĩ. Bài viết trên Ovaq1 cũng đã chia sẻ tới bạn hình ảnh Sốt 40 độ. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!